Sa tế có vị gì? Sử dụng sa tế như thế nào?
Sa tế có vị gì? Dùng sa tế có tốt không? Sử dụng sa tế như thế nào?… Đây là những vấn đề mà đa số người dùng rất quan tâm. Để làm rõ vấn đề này mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi tiếp nội dung sau đây.
Sa tế là gì?
Sa tế là một loại gia vị có vị cay và màu đỏ đặc trưng. Sa tế thường được làm từ ớt (ớt tươi, ớt khô, ớt bột) nấu trong dầu. Một số cách làm có thể thêm vào nguyên liệu sả, tôm khô, riềng, gừng, hoa hồi, thảo quả, đinh hương, bạch đậu khấu, cơm dừa…
Nguồn gốc của sa tế ở nước ta do người Hoa khu vực Chợ Lớn du nhập vào. Họ biến tấu thêm đôi chút để giảm vị hăng, nồng của sa tế sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt hơn. Sa tế thường được cho vào nước lẩu hay nước lèo giúp tạo vị cay, dậy mùi thơm hấp dẫn, lớp váng dầu màu đỏ sẽ giúp tăng sự hấp dẫn về thị giác. Sa tế còn dùng trong các món nướng, sốt, chiên, xào, nấu cari, quay… tạo nên hương vị vô cùng lôi cuốn. Tuy các món sa tế có vị cay nhưng bạn sẽ phải ăn không ngừng vì quá kích thích. Nếu không dùng trong các món ăn thì sa tế có thể dùng để làm nước chấm.
Giải đáp sa tế có vị gì?
Trên thị trường có đa đạng các loại sa tế, mỗi loại sẽ mang một hương vị đặc trưng riêng. Vậy thực sự sa tế có vị gì? Bạn sẽ cảm nhận rõ vị sa tế nhất khi dùng để chấm hoặc nếm trực tiếp:
Sa tế cay: Vị cay nguyên bản từ các loại ớt được nấu trong dầu. Bạn sẽ cảm nhận được vị cay tê vô cùng kích thích và loại sa tế này có tính nồng hăng. Sa tế cay thích hợp để dùng làm nước lẩu, nước lèo cho hủ tiếu hay phở.
Sa tế Tomyum: Đây là một loại sa tế dùng để nấu lẩu Thái. Loại này đậm vị cay của ớt, chua của chanh, thơm nồng của sả. Bên cạnh đó còn có thêm hương vị của các nguyên liệu khác như tỏi, hành tím, tôm khô, me, mắm tôm… vô cùng độc đáo.
Sa tế sả: Ớt, dầu và một lượng sa băm được nấu chung với nhau tạo ra vị cay thơm cực quyến rũ. Loại sa tế này rất thích hợp để dùng xào, nấu gà, hải sản hay ướp các món thịt nướng.
Sa tế dừa: Đây là một trong những sản phẩm sa tế độc đáo của công ty A Tuấn Khang. Cơm dừa Bến Tre được thêm vào trong quá trình nấu sa tế để giúp sa tế có vị ngọt – béo – thơm dịu dễ sử dụng, giảm bớt được vị hăng của loại sa tế truyền thống.
Sa tế tôm: Sa tế tôm có vị ngọt từ tôm khô và cay cay từ ớt nấu trong dầu. Sa tế tôm có vị rất thích hợp dùng để làm gia vị chấm, trộn bánh tráng, nấu nước dùng bún bò Huế…
Sử dụng sa tế có tốt không? Cách dùng thế nào?
Sa tế như các bạn đã thấy đề được làm từ các nguyên liệu tự nhiên, giàu giá trị dinh dưỡng. Một số loại nguyên liệu có trong sa tế như sả, gừng, riềng, hoa hồi, đinh hương… đều là những vị thuốc. Sa tế có tính ấm, nóng sẽ giúp cơ thể tăng nhiệt, ngăn ngừa cảm cúm. Sa tế có thể giúp bạn bổ sung năng lượng, hỗ trợ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra sử dụng sa tế còn giúp:
- Ngăn ngừa và làm giảm các cơn đau mãn tính.
- Làm giảm lo âu, căng thẳng.
- Tăng cường khả năng tiêu hóa và tăng cường hoạt động tuyến nước bọt.
- Tốt cho tim mạch và hệ thống lưu thông máu.
- Giúp giảm tích tụ tế bào mỡ và duy trì trọng lượng.
Tuy nhiên việc sử dụng sa tế bạn cần lưu ý:
Dù sa tế là một loại gia vị rất ngon nhưng cần tránh lạm dụng. Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, bị các bệnh về dạ dày, đường ruột hoặc bị nhiệt trong người thì không nên sử dụng sa tế. Khi dùng sa tế bạn nên pha loãng ra, tránh dùng một lần quá nhiều. Những người mắc bệnh trĩ hoặc bà mẹ đang cho con bú cũng nên tránh dùng sa tế.
Hy vọng với giải đáp sa tế có vị gì sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về loại gia vị này. Nếu bạn là người ưa thích về sa tế, là một tín đồ của sa tế thì hãy đến với công ty A Tuấn Khang để được trải nghiệm những sản phẩm chất lượng như sa tế tôm, sa tế cay, sa tế dừa.
The post Sa tế có vị gì? Sử dụng sa tế như thế nào? appeared first on A TUẤN KHANG.
Comments
Post a Comment