Ăn sa tế có tốt không? Ăn sa tế thế nào là hợp lý nhất?
Ăn sa tế có tốt không là một trong những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sa tế từ lâu đã trở thành loại gia vị quen thuộc, được sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên nhiều người lo ngại về loại gia vị này không biết có an toàn không? Ăn như thế nào để hợp lý nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu ăn sa tế có tốt không?
Nhiều người có thắc mắc rằng ăn sa tế có tốt không dù đây là loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên và là khẩu vị quen thuộc của nhiều người. Vậy ăn sa tế mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe?
Thành phần của sa tế
Sa tế được tạo thành từ những nguyên liệu tự nhiên như ớt, sả, riềng, tỏi, gừng… và được nấu chín trong dầu ăn. Đây đều là những loại nguyên liệu dễ kiếm, có vị thuốc và đều tốt cho sức khỏe:
Ớt: Ớt có vị cay mạnh mẽ, có thành phần capsaicin – chất hóa học tạo nên vị cay và hăng cho quả ớt. Trong ớt có chứa một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E, K, canxi, đồng, sắt, mangan, selen, kẽm, phốt pho…
Sả: Trong sả có chứa các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, axit folic. Sả cũng chứa các khoáng chất kali, canxi, magie, phốt pho, đồng, kẽm và sắt cùng các hợp chất luteolin, glycosides, quercetin, chất chống oxy hóa.
Tỏi: Trong tỏi chứa chủ yếu là allicin, liallyl sulfide, ajoene, các fructosan và tinh dầu. Ngoài ra tỏi cũng có chứa chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất như một số loại nguyên liệu khác.
Gừng: Trong gừng có chứa tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột và được xem là một vị thuốc theo y học cổ truyền. Gừng cũng có chứa một số loại vitamin và chất khoáng như vitamin C, vitamin B6, niacin, thiamine, riboflavin, magie, kali…
Lợi ích mà sa tế mang lại
Sa tế là một trong những loại gia vị tạo độ cay và sự kích thích bạn không nên bỏ qua. Lợi ích của sa tế mang lại cho sức khỏe con người rất nhiều. Bạn có thể dựa trên những lợi ích này để xem xét vấn đề ăn sa tế có tốt không:
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Sa tế sẽ thúc đẩy tiết dịch ở hệ tiêu hóa, tuyến nước bọt. Vì vậy các cơ quan này sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời tạo sự ngon miệng hơn khi ăn uống.
Chống cảm lạnh, thúc đẩy máu lưu thông: Sa tế giúp cơ thể ấm lên, tỏa nhiệt, làm ấm dạ dày. Ngoài ra sa tế còn giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu, thúc đẩy máu lưu thông được tốt hơn.
Cung cấp các chất dinh dưỡng: Như các bạn đã thấy sa tế hoàn toàn được làm từ các nguyên liệu chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Mặc dù qua quá trình chế biến có thể làm giảm đi một số chất nhưng vẫn có lợi cho sức khỏe của người sử dụng sa tế.
Cải thiện tình trạng thừa cân, giảm lipid: Do ớt có trong sa tế có thể đốt cháy lượng chất béo dư thừa, phòng chống béo phì. Và capsaicin có trong ớt sẽ giúp tăng tốc sự phân hủy chất béo, làm giàu chất xơ giúp hạ lipid. Tuy nhiên trong sa tế có dầu nên bạn cũng cần cân nhắc liều lượng sử dụng sao cho phù phù hợp.
Qua một số thông tin về sa tế và lợi ích của sa tế, bạn có thể thấy sa tế an toàn cho sức khỏe và tốt để sử dụng. Tuy nhiên cần lưu ý vì sa tế có tính cay nóng nên cần sử dụng với liều lượng thích hợp.
Giải đáp ăn sa tế thế nào là hợp lý nhất?
Khi dùng sa tế, hầu hết sa tế đã được pha loãng trong nước dùng, nước lẩu hoặc đã được nấu chín cùng các nguyên liệu khác để tạo thành món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Vì vậy lượng sa tế mà bạn dùng không đáng kể. Sa tế khi trải qua nấu nướng cũng sẽ giảm bớt độ cay. Tuy nhiên nhiều người ưa thích vị cay của sa tế thường cho rất nhiều sa tế vào món ăn của mình. Lời khuyên dành cho bạn là không được lạm dụng loại gia vị này. Không nên quá dùng nhiều sa tế trong một lần và trong một ngày. Những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng sa tế:
- Người bị nhiệt cơ thể: Những người bị nhiệt cơ thể, dễ lở loét miệng thì không nên dùng sa tế. Những vị trí bị sưng, lở thường cũng sẽ bị khó chịu nếu như chất cay từ sa tế tác động vào. Vì vậy để tránh bị ảnh hưởng thì bạn không nên dùng sa tế trong trườn hợp này.
- Người mắc bệnh dạ dày: Đau dạ dày, viêm dạ dày… cần không sử dụng ớt cũng như các chế phẩm từ ớt như sa tế. Vị cay từ sa tế sẽ kích thích niêm mạc dạ dày khiến bạn cảm nhận những cơn đau quằn quại khó chịu.
- Người mắc bệnh trĩ: Lời khuyên của các bác sĩ đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ là không nên dùng đồ ăn có tính cay nóng. Vì đồ cay nóng sẽ kích thích khá mạnh khiến tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn. Sa tế cũng có tính cay nóng nên lưu ý không sử dụng cho người mắc bệnh này.
- Người bệnh thận, tiết niệu: Thận, hệ tiết niệu nếu đang mắc bệnh mà bạn còn sử dụng thêm gia vị sa tế sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu. Đi tiểu dễ buốt rát và gây nhiễm trùng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, để tránh nhiệt trong cơ thể thì bạn không nên dùng sa tế hoặc chỉ nên dùng với lượng vừa phải.
Như vậy, bạn đã giải đáp được thắc mắc ăn sa tế có tốt không. Với những gợi ý trên, bạn hãy sử dụng đúng cách để luôn khỏe và có những món ăn ngon miệng nhất!
The post Ăn sa tế có tốt không? Ăn sa tế thế nào là hợp lý nhất? appeared first on A TUẤN KHANG.
Comments
Post a Comment